Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

CUỘC CHIA TAY ĐẦY LƯU LUYẾN

Cuộc chia tay đầy lưu luyến




Nam Đàn trong chuỗi những ngày rét đậm, nhưng không khí tại văn phòng trường THCS Vân Diên, Nam Đàn thật ấm cúng và bình dị, thắm tình huynh đệ. Đấy là cuộc gặp mặt để chia tay đầy lưu luyến và xúc động của những Nhà Quản lý nhà trường bậc THCS trên quê hương Bác Hồ.
Hình ảnh cuộc gặp mặt chia tay giữa các hiệu trưởng khối THCS Nam Đàn:





















Cuộc gặp mặt để chia tay 5 đồng chí quản lý về hưu lần này với sự có mặt của tất cả các đồng chí quản lý khối THCS đang công tác trong ngành giáo dục huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đến tham dự cuộc gặp mặt lần này còn có sự có mặt của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà - trưởng phòng giáo dục huyện, thầy giáo Lê Mạnh Hà-CTCĐ Nghành, thầy giáo Phạm Hữu Từ - Phó trưởng phòng, thầy giáo Nguyễn Quang Xuyên- Phó trưởng phòng, thầy giáo Lê Trung Sơn- Phó trưởng phòng và các thầy cô chuyên viên phòng giáo dục Nam Đàn.
Để chia tay các thầy cô đã được nghỉ hưu, thay mặt cán bộ quản lý khối THCS cô giáo Nguyễn Thị Tứ, hiệu trưởng trường THCS Kim Liên có bài:

CHÚNG TA NÓI VỀ HỌ
NHỮNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NGHỈ HƯU NĂM HỌC 2010 - 2011


Kính thưa: - các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên THCS phòng giáo dục đào tạo Nam Đàn
- Các đồng chí cán bộ quản lý nghỉ hưu năm học 2010 - 2011
- Thưa tất cả các đồng chí cán bộ quản lý bậc THCS có mặt hôm nay!
Được sự nhất trí của lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo Nam Đàn, sự thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý bậc THCS, hôm nay, ban liên lạc chúng tôi tổ chức buổi gặp mặt để chia tay các đồng chí cán bộ quản lý bậc THCS về nghỉ hưu. Trước hết cho phép tôi gửi tới các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lý nói chung lời chào kính trọng nhất.
Kính thưa tất cả các đồng chí !
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và quá trình công tác cho đến khi kết thúc cuộc đời là cả một chuỗi thời gian và biết bao những kỷ niệm - buồn, vui, sướng, khổ ; biết bao những điều đáng nhớ và cũng không ít những cái cần phải quên…tất cả, tất cả đều là kỷ niệm và ai cũng có một thời để nhớ .
Tôi nghĩ rằng, hôm nay đây những người đã về nghỉ hưu như thầy Nguyễn Khắc Tơm, thầy Cao Xuân Lan, thầy Vũ Đình Lâm, cô Từ Thị Bình và người sắp nghỉ hưu như thầy Nguyễn Duy Ngọ, với chúng tôi, đó là lớp người đi trước - là người thầy, người anh, người chị , người đồng nghiệp đáng kính . Lật mở từng trang lý lịch, lần xem quá trình công tác chúng ta càng hiểu thêm về họ - có những người đã từng vào sinh ra tử, nhuốm màu khói lửa của chiến tranh, giờ đây về với cuộc sống đời thường mà vẫn còn nhiều những vấn vương…Hưu mà chưa được nghỉ.
1 - Thầy giáo Nguyễn Khắc Tơm, sinh năm 1950. Năm 1969 bước chân vào trường đại học SP Vinh vừa tròn 1 năm thì phải tạm gác chuyện đèn sách để khoác ba lô vào quan ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Bởi "Tổ quốc cần các anh phải ra đi". 4 năm tham gia chiến đấu tại chiến trường Miền Nam, năm 1974 - 1978 thầy được tiếp tục trở lại với giảng đường Đại học. Tốt nghiệp ĐHSP thầy về công tác tại trường THPT Lê Hồng Phong - Huyện Tuy Hoà - Phú Khánh, nơi đang để lại nhiều tàn dư của cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Năm 1983, thầy được chuyển ra Bắc và công tác tại trường vừa học vừa làm của huyện nhà cho đến năm 1985, từ 1985 đến 1992 là hiệu trưởng trường PTCS Nam Thái và từ 1992 - 1999 là hiệu trưởng trường TH Nam Thái và từ đó đến nay là hiệu trưởng THCS Hưng - Thái - Nghĩa. Phải nói rằng quá trình công tác của thầy giáo Nguyễn Khắc Tơm là một chuỗi thời gian đáng trân trọng.
2 - Thầy giáo Cao Xuân Lan, trước khi vào nghề sư phạm cũng đã có những năm tháng tham gia phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với thờ gian 3 năm. Năm 1977, tốt nghiệp SP 10 + 3 Vinh thầy được phân công công tác về giảng dạy tại trường cấp 2 Quỳnh Lập - Qùynh Lưu - Nghệ An; năm 1980 được chuyển về công tác tại Nam Đàn, thầy giảng dạy tại trường cấp 2 Nam Thanh, sau đó về Cấp 2 Nam Lĩnh ; Hiệu phó phụ trách Trung tâm thực hành Tại trường PTCS kim liên I ; từ 1995 đến 2002 là hiệu trưởng trường THCS Nam Cát và từ 2002 đến nay là hiệu trưởng trường THCS Kim Liên, đặc biệt những năm tháng công tác tại THCS kim liên thầy đã có những công hiến cho phong trào giáo dục Kim Liên. Trường THCS Kim Liên nhiều năm liền là lá cờ đầu của ngành giáo dục Nam Đàn
3 - Thầy Vũ Đình Lâm tốt nghiệp SP 10 + 3 Vinh năm 1975. Từ 1975 đến 1978 thầy được phân công công tác về trường c2 Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An . Những năm công tác tại Quỳnh Lưu, thầy là Bí thư đoàn trường, là uỷ viên BCH huyện đoàn Quỳnh Lưu.
- Từ năm 1978 đến 1987 thầy được về công tác tại c2 Hưng Thông - Hưng nguyên. Năm 1982 được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng kiêm thư ký công đoàn trường. Trong những năn công tác tại Hưng Thông - hưng nguyên thầy đã đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và CSTĐ cấp tỉnh.
- Từ 1987 về công tác tại Nam Đàn. 1988 đến 1999 là hiệu trưởng trường c2 Nam Cường. Từ 1999 - 2002 là phó hiệu trưởng trường THCS Nam Kim.
- Từ 2002 đến nay là phó HT kiêm CTCĐ trường THCS khánh Sơn.
4 - Thầy Nguyễn Duy Ngọ, tốt nghiệp SP 10 + 3 Vinh năm 1978. Từ 1978 đến 1980 thầy là cán bộ phòng chính trị của trường SP . Từ 1980 đến 1982 thầy là giáo viên trường PTCS Xuân Lâm 2. Từ 1982 - 1985 là giáo viên, thư ký CĐ trường PTCS Xuân Lâm 1 .
-Năm 1985 - 1986 là đoàn phó đoàn xoá mù chữ huyện Tương Dương - Nghệ An.
- Năm 1986 - 1988 là hiệu trưởng trường PTCS Nam Tân
- Năm 1988 đến 1996 là hiệu trưởng, BT chi bộ trường THCS Nam Cát
- Năm 1996 - 2003 là hiệu trưởng, BT chi bộ trường THCS Xuâm Lâm
- năm 2003 - 2011 là hiệu trưởng trường THCS Hồng Long và đến tháng 3 / 2011 thầy sẽ về nghỉ hưu.
Chia tay với thầy giáo Nguyễn Duy Ngọ, ta chia tay một tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức . Một con người hiền lành, đức độ, mẫu mực về lối sống giản dị, tư cách trong lời ăn tiếng nói, chăm chỉ trong công việc. Một con người đáng để cho ta phải học tập.
5 - Cô Từ Thị Bình :
Sinh ngày 13/11/1955, tốt nghiệp SP 10 + 3Vinh năm 1976.
- Từ năm 1976 - 1978 giảng dạy tại trường cấp 2 Cẩm Bình - Cẩm Xuyên - Nghệ Tĩnh.
- 1978 - 1982 giảng dạy tại quê nhà - trường cấp 2 Khánh Sơn - Nam Đàn.
- 1982 - 1992 được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường cấp 2 Nam Cường - NĐ
- 1992 - 1997 : Giảng dạy tại trường THCS Phúc Cường - Nam Đàn.
- 1997 - 2007 : Phó hiệu trưởng trường THCS Phúc Cường - Nam Đàn.
- 2007 - 2010 : Phó hiệu trưởng trường THCS Khánh Sơn - Nam Đàn và được về nghỉ hưu tại quê nhà - Khánh Sơn - Nam Đàn.
Kính thưa quý vị đại biểu !
Thưa tất cả các đồng chí !
5 đồng chí cán bộ quản lý về nghỉ hưu năm học 2010 - 2011, mỗi người có một quá trình công tác khác nhau, đã từng công tác ở những địa danh khác nhau trên mọi miền đất nước nhưng điều mà chúng ta đáng trân trọng là các thầy, các anh, các chị đã có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giáo dục nói chung và ngành giáo dục đào tạo Nam Đàn nói riêng - là người chiến sỹ trên mặt trận văn hoá, đã làm tròn sứ mệnh của mình cho đến khi nhà nước cho nghỉ hưu.
Họ cũng như bao người được sinh ra, lớn lên khi đất nước còn chiến tranh, bởi thế những tháng năm cống hiến của họ là những ngày tháng mà chúng ta rất đỗi tự hào. Bổn phận của chúng ta là phải biết chia sẻ, cảm thông và trân trọng với những mất mát, thiệt thòi của lớp anh,lớp chị đi trước chúng ta. Tôi nghĩ rằng :
Nếu ai trong số chúng ta - lớp đàn em, lớp người sinh sau, có nhiều may mắn trong cuộc đời vô tình làm tổn thương đến họ chắc sẽ ân hận đến suốt đời.
Hôm nay đây, chúng tôi, những đồng nghiệp, những người em nguyện tiếp bước các anh, các chị để làm tròn bổn phận của mình, xứng đáng là những người con của quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Một lần nữa xin kính chúc quý vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc ! Năm mới giành "thắng lợi mới"! Chúc các anh, các chị về nghỉ hưu tiếp tục sống vui, sống khoẻ, sống có ích !

Cám ơn Thầy giáo Phạm Viết Hùng,Thầy giáo Nguyễn Quang Thuận và các thầy cô trong đội văn nghệ trường THCS Vân Diên đã cho chúng tôi một buổi chiều ấm cúng, thân thiện và vui vẻ!

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Chống sửa đổi văn bản word
Bước1 1

Mở văn bản cần thực hiện, bấm menu Tools > Protect document. Ở cửa sổ hiện ra, có ba lựa chọn ứng với ba cấp bảo vệ từ thấp đến cao.
- Chọn Tracked Changes nếu muốn lưu lại những gì khi chỉnh sửa. Trong cấp bảo vệ này, Word sẽ đánh dấu những đoạn chỉnh sửa bằng màu đỏ.
- Chọn Comments nếu không muốn người xem xóa, sửa nội dung. Ở cấp bảo vệ này, người xem vẫn có thể sao chép được nội dung văn bản.
- Muốn bảo vệ tuyệt đối nội dung văn bản, bạn hãy bấm chọn Form, khi đó Word sẽ khóa tất cả các chức năng sửa đổi sao chép, lúc đó văn bản có thuộc tính như một file pdf.
Sau khi chọn xong cấp độ bảo vệ, nhập password vào ô trống bên dưới, bấm OK. Để gỡ bỏ bảo vệ, bấm menu Tools > Unprotect document, nhập password khi có yêu cầu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thuộc tính Read Only cho file văn bản nhằm chống lại việc lưu hay cập nhật nội dung file. Bạn thực hiện việc này bằng cách: ở cửa sổ Windows Explorer, bấm chuột phải lên file cần thực hiện rồi chọn properties, bấm thẻ General ở cửa sổ hiện ra, đánh dấu chọn mục Read-only.
Bước 2 2
Không cho mở file:
Ở hình thức bảo vệ trên, người xem vẫn có thể mở được file nhưng không chỉnh sửa được file. Còn ở hình thức này chúng ta sẽ đặt password để ngăn chặn việc mở file.

Mở văn bản cần thực hiện, bấm menu Tool > Options, bấm thẻ Security, nhập password vào ô Password to Open, bấm OK rồi thực hiện lưu file. Hoặc cũng có thể thực hiện theo cách: bấm menu File > Save As (hoặc bấm phím F12), bấm nút Tools, chọn Security Options, nhập password vào ô Password to Open, bấm OK

Một khi file đã được bảo vệ bằng cách này, cần phải nhập đúng password ở thông báo hiện ra thì mới mở được file. Để gỡ bỏ password, làm lại thác tác như khi cài đặt password nhưng xóa tất cả các dấu * có trong ô Password to Open.


tham khảo nè
Bảo vệ tập tin không cho mở xem nội dung tư liệu Word.

Cách thực hiện như sau:
- Hãy mở tập tin word cần bảo vệ .
- Vào Menu - Tools - Options...
- Chọn thẻ Security
- Nhập Password bạn muốn vào khung Password to Open .Cẩn thận hơn ta nhập lại password vào khung Password to modify, và nhấp OK. Tiếp theo Winword sẽ đưa ra hai hộp thoại Confirlm password yêu cầu ta xác nhận lại mật khẩu, ta nhập xong nhấp OK.
Thoát word, và chọn Yes để xác nhận. Nếu mở tập tin, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu, mỗi khi mở tập tin thì phải nhập đúng password thì mới đọc và chỉnh sửa được.
Bảo mật tư liệu :
Vào Menu Tool > Protect Document.
Tại đây nếu ta chỉ muốn đoạn văn bản của mình được bảo vệ mà không ai có quyền thay đổi các thông số bên trong văn bản của mình như (Font chữ, định dạng, thiết kế,....) thì bạn chỉ việc đánh dấu kiểm vào trước tuỳ mục Limit formatting to a selection of styles, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để khoá các định dạng văn bản này vào.
Ngoài tính năng trên, nó còn có một chức năng khá hay khoá từng đoạn hoặc không cho thay đổi hoặc thêm bớt bất kỳ thứ gì trong văn bản. Các tính năng này được phân cấp mở rộng trong tùy mục Editing restriction. Chúng bao gồm:
1. Tracked changes: hiển thị riêng biệt những đoạn văn bản bảo mật và những đoạn văn bản mà người khác thêm vào (các đoạn văn bản thêm vào sẽ được phân tách mà hiển thị kiểu chữ màu đỏ).
2. Comments: không cho phép ta thêm bớt hoặc chỉnh sửa bất cứ thứ gì trong văn bản, ta chỉ có quyền thêm vào tạo các đoạn ghi chú (comments) mà thôi.
3. Filling in forms: không được thêm bớt và các định dạng trong văn bản, ta chỉ có thể thay đổi các biểu mẫu có trong văn bản.
4. No changes: văn bản của ta chỉ có quyền được xem mà không thể làm được gì, tất cả các lệnh trong Word đều bị khoá bỏ.
Khi đã chọn xong, bạn hãy nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để bảo vệ văn bản của ta vào. Từ lúc này văn bản của ta đã thực sự "an toàn" rồi đấy. Khi nào muốn trở lại "hiện trạng làm việc ban đầu" cho các văn bản đã khoá, ta hãy mở văn bản bị khoá lên rồi truy xuất vào menu Tools > Unprotect Document. Sau đó nhập mật khẩu để giải mã vào.

Bảo vệ tập tin không cho mở nội dung Excel.Cách thực hiện như sau ;
-Mở tập tin Excel.xls cần bảo vệ.
-Nhấn vào Tools > Options.
-Nhấn vào Security.
-Nhập mật khẩu vào ô Password to Open, và nhấn OK.
-Nhập lại mật khẩu lần nữa, và nhấn OK.
-Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại.
Nếu mở tập tin, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu.
Bảo vệ không cho xóa các Sheet.
Để khóa chúng lại ta thực hiện như sau ;
-Mở tập tin Excel cần bảo vệ.
-Nhấn vào Sheet cần bảo vệ.
-Nhấn vào menu Tools > Protect > Protect Sheet.
-Nhập mật khẩu vào ô Password to unprotect sheet.
-Click chọn dấu kiểm vào ô Protect worksheet and contents of locked cell.
-Click chọn dấu kiểm vào ô Select locked cell, và nhấn OK.
-Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại.
Nếu người khác sửa dữ liệu của ta, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại cảnh báo. Nếu chỉ dừng ở việc bảo vệ dữ liệu ở Sheet như trên, người khác có thể nhấn chuột phải vào Sheet mà chọn Delete để xóa, muốn bảo vệ cấp cao ta phải làm tiếp các bước như sau :
-Nhấn vào Sheet cần bảo vệ.
-Nhần Tools > Protection > Protect Workbook.
-Nhập mật khẩu vào ô Password [optional], nhấn OK.
-Nhập mật khẩu vào ô Reenter Password to proceed, nhấn OK.
-Nhấn vào file > Save hoặc nhấn Ctrl+S để lưu lại.
Lúc này lệnh delete của Sheet sẽ bị mờ đi không sử dụng được.
Bảo vệ dữ liệu trong cột hoặc hàng, vùng, ô dữ liệu của bảng tính.
-Nhấn vào ô tọa độ giữa hàng A và cột 1 để chọn toàn bảng tính.
-Nhấn vào menu Format > Cells.
-Nhấn vào thẻ Protectction, hủy dấu kiểm trong ô Locked, nhấn OK.
-Nhấn vào ô hoặc cột, vùng dữ liệu cần được bảo vệ bằng cánh giữ phím Ctrl và nhấn vào các ô để chọn.
-Nhấn vào menu Format > Cells.
-Nhấn vào thẻ Protection, click dấu kiểm trong ô Locked, nhấn OK.
-Nhấn Tools > Protect > Allow Users to Edit Ranges, nhấn New.
-Nhập mật khẩu vào ô, nhấn OK.
-Nhập mật khẩu vào ô lần nữa, nhấn OK > OK.
-Nhấn vào menu Tools > Protect > Protect Sheet.
-Nhập mật khẩu lần nữa và nhấn OK.
-Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại.
[vọc thử xem].