Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

ĐẠI NAM LẠC CẢNH



Đinh Khang đang đùa với Hổ

Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến lớn nhất Đông Nam Á của đại gia Huỳnh Phi Dũng
dn1_500
Đại Nam lộng gió tóc bay ...
dn3_500

Đinh Khang & Trọng Thủy vẫy chào Đại Nam Lạc Cảnh
dn2_500
Đinh Khang cùng đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm
dn4_500
Sau gần mười năm xây dựng, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (trước định đặt là Đại Nam Quốc tự) ở tỉnh Bình Dương, cách TP.HCM khoảng 40km do Công ty cổ phần Đại Nam đầu tư sẽ mở cửa đón du khách từ ngày 11/9/2008.
Dự kiến giá vé vào cổng là 30.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/ trẻ em.
Khách tham quan cũng có thể mua vé trọn gói các trò chơi với giá 120.000 đồng/lượt.

Tổng quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Với tổng diện tích 450ha (trong đó giai đoạn một là 261ha đã hoàn tất việc đầu tư xây dựng), Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được xem là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á về diện tích.
LCĐNVH bao gồm nhiều hạng mục được ghi vào sách kỷ lục VN như quần thể đền Đại Nam Văn Hiến tôn vinh văn hóa lịch sử VN với diện tích 9ha có Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24K và dòng sông nhân tạo Bảo Giang lớn nhất VN (720m) uốn lượn xung quanh đền và chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn cũng đang nắm giữ kỷ lục núi nhân tạo dài nhất VN (250m).

Khu di tích tâm linh lớn nhất Đông Nam Á do người Việt làm chủ
Trong lòng dãy núi này tái hiện 12 kỳ án liên quan đến lịch sử nước nhà và là nơi ở của hàng nghìn con chim yến tự nhiên bay về làm tổ. Ngoài ra, trong giai đoạn 1, cụm khách sạn xây dựng theo kiến trúc tường thành dài nhất VN (13km) cũng đã kịp hoàn thành với chiều dài gần 3km và 134 phòng ở tiêu chuẩn 3 sao cùng trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế.Hiện nay, các công trình lớn gồm đền Đại Nam Văn Hiến, khu vui chơi giải trí (với hầu hết các trò chơi đều lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và do các chuyên gia nước ngoài lắp ráp, vận hành), vườn bách thú, khu mua sắm, khách sạn, khu vực ẩm thực đã cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào phục vụ du khách sau khai trương.
Sân chính hiện nay khá rộng

Các hạng mục quy mô khác như biển nhân tạo quy mô 22 ha, Đại Nam Phố, rạp chiếu phim 4D, chuỗi cửa hàng, siêu thị, công viên trò chơi với hơn 40 trò chơi hầu hết đều xuất hiện lần đầu tiên tại VN như du ngoạn, ngắm cảnh trên khinh khí cầu ở độ cao 50m …


Theo ông Huỳnh Phi Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, đến nay công ty đã đầu tư 1.800 tỷ đồng cho tổng công trình ước tính khoảng
3.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, mỗi ngày công trình này tiêu tốn khoảng từ 1.000 đến 2.000 nhân công.... Trong vòng 10 năm qua, ông Dũng đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho công trình. Nếu tính ngày thi công và giá trị của tiền theo thời gian, một ngày ông Dũng chi 1 tỷ đồng cho công trình.
Giai đoạn hai của công trình với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng sẽ thực hiện theo phương thức cuốn chiếu trong thời gian ba năm bao gồm các hạng mục xây dựng vườn thú ban đêm, khách sạn 5 sao, khu tham quan Việt Nam thu nhỏ, casino... Trong đó, dự án biển nhân tạo rộng 22ha sẽ hoàn thành tháng 4/2009.
Tham quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
3.000 tỷ đồng cho một khu du lịch tâm linh (một "ngôi chùa" to nhất Đông Nam Á) thì hẳn là rất hoàng tráng... Chưa biết có trở thành "di sản văn hóa" hay không nhưng một số người đã ví Lạc Cảnh Đại nam Văn Hiến với điện Thái Hòa Trung Quốc hay quảng trường Thiên An Môn...

Lang thang...
Nhìn người bé li ti trước ba cánh cổng rộng lớn của Đại Nam Văn Hiến các bạn có thể thấy nó "hùng vĩ" thế nào chưa?
Cổng bên phải có hàng chữ "Về thăm Văn Hiến nước nhà" dường như chỉ cho Việt kiều?

Cái cột cầu cao bằng đầu người, lòng cộng rộng thênh thang cho cả đội quân di chuyển thì các bạn cũng thừa biết nó to cỡ nào rồi đó...

Dưới chân cầu, các bệ xi măng hình tròn được tạo ra để trồng cây vào đó. Chân cầu thì được trồng cả các dây leo. Túm lại THẬT GIẢ LẪN LỘN. Nhìn vầy bố ai mà biết nơi nào cây xanh, nơi nào cây nhựa...


Phóng tầm mắt ra xa xa... ngay bên cạnh. Lại là những "xi măng" được tạo lên giữa lòng hồ để trồng cây. Không hiểu người ta bơi thuyền ra đây để tưới cây hay sao ấy mà thấy có ống dẫn nước đàng hoàng. Nội cái chuyện take care mấy cái này cũng tốn bao nhiêu là công sức tiền của rồi ...


Còn đây, cây xanh vật vã vì.... phân con cò. Cây xanh mướt, như cây chuối ấy, to oạch dù ko có trái...


Tiến vào bên trong... chúng ta lại gặp cổng "Thanh Vân"... Xứ sở của Rồng Tiên...




Toàn bằng gỗ nhé, chỗ này thôi cũng phải vài trăm chai chứ chả chơi...



Trên, dưới, trái, phải, trong, ngoài... đâu đau cũng thấy rồng... Đúng là xứ sở của rồng tiên có khác!


Tiến vào trong...


Nhìn xéo qua cái coi, non xanh nước biếc hữu tình...


Nhìn thẳng lên là cái sân, có thấy rồng không? Vâng, vẫn đang ở xứ sở rồng tiên mà lại...



Cách bố trí thành trong, thành ngoài bao bọc lại có cái nét qui hoạch của thành Cổ Loa. Tiếp đến là điện thờ chính (chính điện) với các tàu đao cong vút như thời Lý, nhưng vẫn man mác hình ảnh của kinh thành Huế...

Phía trước chính điện là hồ bán nguyệt, cho ta hình ảnh lặp lại của lăng Minh Mạng ở Huế



Phía sau chính điện là dãy núi Ngũ Hành (núi Bảo Sơn), tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Bên tay phải, xa xa là một con rồng... thân xanh...




Còn đây là sảnh trong, được trang trí trên hoa sen, dưới chim hạc...


Không gian bên trong chính điện thật uy nghi, thần bí. Trần được đúc vòm và rất cao tạo cho con người nhỏ bé, chỉ cần 1 tiếng động nhỏ tạo ra cũng trở nên to nhờ các vòm này, vì thế bất cứ ai vô đây cũng giữ mình 1 cách nhẹ nhàng, trang nghiêm... Màu sắc công trình chủ đạo là vàng ánh (đất) và xanh của ngói (thiên nhiên, trời biển), cùng với con người (Nhân) tạo nên 1 sự hòa quyện của 3 yếu tố "Thiên, Địa, Nhân"


Cúi xuống, ta thấy toàn đá phiến có chạm hoạ tiết...



Bước ra ngoài, bắt gặp một em lân sư béo phì...


Phía trên đó là biểu tượng trống đồng của Việt Nam
rất tinh xảo


Lang thang bên ngoài thế thôi, giờ đi vào bên trong nhé...
Các cửa đền là những câu chuyện bằng hình ảnh được mạ vàng 24k...









Cậy được cái này đem về cũng giàu to...

Đây là động dưới hang núi... nơi mô phỏng lịch sự của Việt Nam qua các tượng hình... Tất cả đã tạo nên 1 công trình hoành tráng nhưng gần gũi, gần gũi thật sự khi thấy đó là các dân tộc anh em, các Trọng Thủy, Mỵ Châu, các dòng vua cha ngày xưa, các Long, Lân, Quy, Phụng...






















Tại khu vực vườn thú thì toàn loại quý hiếm...
Đầu tiên phải kể đến 6 con tê giác, giá của mỗi con không dưới 100.000 USD...

Rồi một số như hổ, báo đen...

Và cũng không thể không kể đến sư tử trắng - một trong những loại xưa nay hiếm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét