Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Tết tây có từ lúc nào?


Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com New Year Greetings


Lễ kỉ niệm năm mới có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất cả những ngày lễ. Nó bắt nguồn từ xứ Babylon cổ đại khoảng 4000 năm trước. Đối với người Babylon, năm mới bắt đầu từ dịp Trăng thượng tuần đầu tiên sau thời điểm xuân phân (ngày đầu tiên của mùa xuân).

Như vậy có thể biết được ở xứ Babylon, người ta đã quan niệm từ rất lâu rằng mùa xuân là mùa đầu tiên của năm với một lập luận có tính logic về thời gian. Họ cho rằng mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, là mùa mà mọi vật quay trở lại thời kì đầu tiên của vòng tuần hoàn. Mặt khác đối với họ ngày mùng 1 tháng 1 không mang ý nghĩa quan trọng về thiên văn, cũng không mang ý nghĩa nhiều về nông nghiệp, hoàn toàn chỉ là do quan niệm.

Người Babylon đón năm mới trong 11 ngày, mỗi ngày mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, tất cả những ngày đó chỉ chứa một nội dung duy nhất là đón chào năm mới. Trước đây người La Mã đón năm mới vào thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên thời điểm này luôn bị xáo trộn vì mỗi hoàng đế lên trị vì lại có một cách tính lịch riêng. Để thống nhất, vào năm 153 trước Công Nguyên, những người đứng đầu đế chế đã quy định thời điểm đầu năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 và lễ kỉ niệm năm mới vẫn là thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Sau này bằng ảnh hưởng của mình, Julius Caesar bắt vương quốc mình phải sử dụng bộ lịch mang tên Julian và quy định lễ kỉ niệm năm mới là ngày mùng 1 tháng 1. Nhưng bộ lịch này một năm kéo dài đến 445 ngày để phù hợp với sự hoạt động của mặt trời.

Đế chế La Mã tiếp tục sử dụng bộ lịch Julian và có những lễ kỉ niệm năm mới dựa trên nó trong gần một thiên niên kỷ sau. Nhưng vào thời kì này, đạo Cơ Đốc bắt đầu trở nên phổ biến, Nhà thờ đã có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống xã hội và những người theo nó có những lễ kỉ niệm riêng đồng thời kiêm luôn việc chủ trì các nghi lễ của những người ngoại đạo, trong khi lễ kỉ niệm năm mới không có gì thay đổi.

Trong suốt thời kì Trung Cổ, nhà thờ vẫn tiếp tục phản đối lễ kỉ niệm năm mới. Và kết quả là ngày mùng 1 tháng 1 trở thành một lễ kỉ niệm trong thời điểm đầu năm của người Phương Tây chỉ khoảng 400 năm trở lại đây.

Những quan niệm để có một năm mới tốt lành:

Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng và quan niệm khác nhau về phong tục đầu năm mới. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lịch sử, những phong tục đó không còn bó buộc trong mỗi quốc gia mà phát triển rộng ra một khu vực hay một vùng rộng lớn.

Quan niệm trẻ nhỏ là biểu hiện của năm mới xuất hiện ở Hy Lạp khoảng 600 năm trước Công nguyên. Để có một năm mới tốt lành, họ cho những đứa trẻ nhỏ vào một cái …. giỏ, tượng trưng cho sự hồi sinh mới của vạn vận, và tiến hành những cuộc hành hương vào những ngày đầu năm mới. Những người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng trẻ nhỏ như một biểu tượng cho bắt đầu của vạn vật trong ngày đầu năm.

Mặc dù sau đó chịu sự lên án gay gắt của Nhà thờ nhưng việc coi trẻ nhỏ như một biểu tượng cho năm mới vẫn phổ biến thậm chí còn được nhân rộng hơn nữa. Phong tục này được người Đức mang đến và phổ biến ở Châu Mỹ, thậm chí họ còn sử dụng hình ảnh đó trên đồng tiền từ thế lỷ thứ 14. Cuối cùng thì đạo Cơ Đốc cũng phải chấp nhận bằng cách coi đó là một hiện thân của chúa Jesus hồi nhỏ.

Theo truyền thống của người phương Tây, những gì họ làm hay ăn trong ngày đầu tiên của năm mới có liên quan đến sự may mắn suốt năm đó. Vì lý do này, bữa ăn là thời điểm quan trọng nhất đối với một cá nhân hay một gia đình trong những giờ phút đầu năm. Những bữa tiệc thường kết thúc vào thời điểm giữa đêm sau khi những tiếng chuông báo hiệu năm mới đã đến.

Những món ăn xuất hiện trong bữa tiệc cũng là biểu tượng của sự may mắn. Rất nhiều dân tộc cho rằng những vật giống như chiếc nhẫn thể hiện điều này vì theo họ, vòng tròn là hiện thân cho sự xoay vòng của cuộc sống, cho sự no đủ và may mắn. Người Hà Lan cho rằng ăn bánh rán (có hình tròn) mang lại cho họ một tương lai tốt đẹp.Và rất nhiều vùng trên nước Mỹ coi đậu Hà Lan (loại đậu tròn màu xanh) là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc đầu năm. Bắp cải cũng là một loại rau luôn có mặt trong bữa tiệc này, lá của nó là dấu hiệu của sự thịnh vượng…

“Tết”của người phương Tây:

Tết của người Phương Tây được tính từ Lễ Giáng Sinh đến ngày mùng 01 tết dương lịch. Ngày đó mọi người vui chơi tết trong 5 ngày, còn trẻ em ở miền cận đông thì được nghỉ một tháng.

Năm mới được bắt đầu bằng những cuộc diễu hành với những phương tiện giao thông được trang trí rực rỡ trên đường phố, hay bằng sự tụ họp của hàng trăm nghìn người tại những địa điểm công cộng, cùng nhau uống Sâm-banh và chờ đón thời khắc “giao thừa”. Tuy nhiên kì nghỉ và những hoạt động của họ được bắt đầu từ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh (24/12) kéo dài sang đến đầu tháng Giêng năm sau. Đây là thời điểm họ nói những lời chúc tốt lành cho bạn bè và người thân.Điều đặc biệt tại Mỹ trong ngày đầu tiên của năm mới , người ta thường tổ chức những trận bóng đá khắp nơi trên đất nước.

Tại Châu Âu, năm mới là khoảng thời gian cho những điều mê tín dị đoan hay cho những lời bói toán. Người ta kéo nhau đi xem bói mong tránh được những điều rủi ro trong năm tới. Và ở một số vùng trên đất nước Thụy Sĩ và Áo, mọi người mặc những trang phục kỳ lạ tham gia vào ngày lễ thánh Sylvester. Năm 314 sau Công nguyên, có một giáo trưởng được tôn là Thánh Sylvester vì mọi người tin rằng ông đã bắt giam được một con quái vật khủng khiếp từ biển cả. Truyền thuyết kể lại rằng cứ sau 1000 năm, con quái vật này lại được giải thoát và lại quấy nhiễu thế giới. Tuy nhiên điều này đã không bao giờ xảy ra và dân chúng rất hài lòng. Kể từ đó tại một số vùng ở Áo và Thuỵ Sĩ, câu truyện được nhớ tới vào mỗi dịp đầu năm và mọi người thường mặc những trang phục lập dị được gọi là Sylvesterklauses.

Tại Hy Lạp , ngày đầu tiên của năm cũng là ngày lễ thánh Basil. Thánh Basil nổi tiếng bởi lòng nhân từ, và những đứa trẻ ở Hy Lạp thường để những chiếc giày của mình cạnh lò sưởi vì chúng tin rằng thánh Basil sẽ tới và ban cho chúng những món quà.

Người Scotlen gọi năm mới là Hogmanay, và tại một số ngôi làng , người ta thường cho nhựa đường vào những cái thùng , châm lửa và lăn chúng trên phố. Làm như thế, năm cũ sẽ được đốt cháy và xua đi để mọi người cùng đón năm mới với hạnh phúc và may mắn.

Người Scotlen cho rằng người đầu tiên vào nhà họ trong năm mới có thể mang lại may mắn hoặc rủi ro. Trong năm đó họ sẽ rất may mắn và hạnh phúc nếu có một người đàn ông với mái tóc đen to lớn đến nhà họ với một món quà trên tay. Cũng giống như người Việt Nam, phong tục đó được gọi là xông nhà đầu năm.

Tại Anh, một đất nước có truyền thống từ lâu đời. Vào đêm “giao thừa”, hàng triệu người tập chung trên những trục đường và những quảng trường chính ở những thành phố lớn. Thời khắc đồng hồ BigBen chỉ 12 giờ cũng chính là lúc họ ôm hôn nhau và nói “Happy New Year”.

Tết tây hội nhập vào Việt Nam khi các giáo sĩ phương tây, những người lính viễn chinh, những công nhân viên chức Pháp đến nước ta thì cùng với âm lịch, ta sử dụng dương lịch và tất nhiên ta có thêm cái Tết tây. Tết tây đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống. Gần đây, trong những năm đổi mới với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế văn hoá trong tiến trình hội nhập, lễ tây, tết tây đang ngày càng trở nên có ý nghĩa đối với đông đảo người dân Việt Nam. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể nghĩ ngơi, đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ nhau hoặc tổ chức đi du lịch.


Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe, tràn đầy niềm vui hạnh phúc!

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Cả thế giới bừng sáng đón giáng sinh

Đăng ngày 23.12.2010



"Christmas is all around" (Tạm dịch: giáng sinh ở quanh ta) - tựa bài hát biến tấu trong bộ phim hài lãng mạn Love Actually là từ ngữ mô tả đúng nhất với những gì đang diễn ra trên khắp thế giới hiện nay.


Những ngày này nhiều khu mua sắm, địa danh nổi tiếng trên thế giới từ đông sang tây đã khoác cho mình một chiếc áo mới vô cùng lung linh và rực rỡ. Hàng triệu bóng đèn được sử dụng để tạo nên những tác phẩm trang trí độc đáo nhất. Nhiều buổi lễ diễu hành và hội chợ giáng sinh cũng tổ chức để chào đón người dân đến tham quan mua sắm.

SSM mời bạn cùng chiêm ngưỡng những bức tranh nhân tạo lung linh và kỳ ảo nhất của mùa giáng sinh và năm mới 2011.

Luợt xem 15

Cây thông Noel cao 13m trị giá hơn 11 triệu đô la này được dựng lên tại tiền sảnh của khách sạn cao cấp Emirates Palace ở Abu Dhabi - thủ đô của Các Tiểu Vương Quốc Ả rập thống nhất. Đây có lẽ là cây thông đắt giá và đẹp nhất thế giới năm 2010 bởi nó được trang trí bằng rất nhiều chuỗi hạt, đồng hồ và vòng tay với hơn 180 viên kim cương, ngọc trai, sa phia, ngọc lục bảo và nhiều loại đá quý khác.



Trang trí giáng sinh rực rỡ ở dưới chân tháp Tokyo của thủ đô Tokyo - Nhật Bản.

Mỹ:


Tổng thống Obama, phu nhân Michelle và 2 con gái Malia - Sasha chụp ảnh lưu niệm cùng những em bé mặc trang phục hóa trang người lùn tại lễ chào đón giáng sinh ở bảo tàng National Building ở Washington.


Một cây thông noel nhiều màu sắc cũng được thắp sáng phía trước Nhà Trắng ở thủ đô Washington D.C của Mỹ.


Những chùm đèn treo tựa như dòng thác ở trước khách sạn Hyatt Regency tại San Francisco - Mỹ thu hút nhiều người dân đến chụp ảnh lưu niệm.

Khi ánh mặt trời tắt hẳn, những tòa lâu đài cổ tích của công viên Disney Land bỗng biến thành vùng đất mùa đông rực sáng bởi những hàng ngàn bóng đèn điện bao phủ.




Đội cổ vũ trung học diễu hành trên đại lộ danh vọng của Hollywood, California - Mỹ. Lễ diễu hành chào đón giáng sinh này được tổ chức vào ngày 28-11 hàng năm. Ngoài các lực lượng không quân, những cô gái cao bồi, đội kèn… ngôi sao của các chương trình truyền hình Larry King cũng tham gia buổi diễu hành năm nay.


Người dân địa phương của khu China Town náo nức tham gia Lễ diễu hành Đông tây hội ngộ ở New York - Mỹ vào ngày 18-12.

Trung Quốc:


Những thiết kế rực sáng chào đón ngày chúa giáng sinh xuất hiện trong nghi lễ thắp đèn ở Macao (Trung Quốc)


Trang trí giáng sinh lạ mắt trên mặt tiềni một kịch trường ở Thượng Hải - Trung Quốc.


Những ông già Noel được kéo trên những tòa nhà chọc trời là chiêu thu để thu hút sự hiếu kỳ của khách qua đường trước lễ giáng sinh ở tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc.


Một cây thông lớn được treo đầy những tấm thiệp có ghi lời nguyện cầu được viết bởi khách đi đường xuất hiện trước một ga tàu điện ngầm ở trung tâm thủ đô Rome - Ý.


Ông già Noel tặng kẹo cho một em nhỏ tại hội chợ giáng sinh ở Helsinki, Phần lan. Khắp nơi được bao phủ bởi lớp tuyết dày trắng xóa tạo nên một quang cảnh vô cùng sinh động.

Pháp:


Bên ngoài trung tâm mua sắm nổi tiếng Galleries Lafayette ở Paris, thủ đô nước Pháp được trang hoàn rực rỡ còn bên trong một cây thông khổng lồ cũng được dựng lên.


Quảng trường Vendome ở Kinh đô ánh sáng Paris càng thêm lung linh nhờ các thiết kế cho giáng sinh.


Trước cuộc khủng hoảng kinh tế, thành phố Madrid thủ đô của Tây Ban Nha đã cắt giảm đến 33% chi phí dành cho chiếu sáng giáng sinh so với năm ngoái. Họ cũng tích cực sử dụng những bóng đèn tiết kiệm điện.


Hàng ngày người tham dự lễ khai mạc hội chợ giáng sinh truyền thống 'Wiener Christkindlmarkt' trước tòa thị chính thành phố Vienna - Ý


Vòng xoay ngựa gỗ và đu quay xuất hiện ở hội chợ giáng sinh tại Brussels - thủ đô Vương quốc Bỉ. Theo một cuộc khảo sát hàng năm, người tiêu dùng châu Âu có kế hoạch tiêu tốn trung bình khoảng 590 euro trong giáng sinh năm nay, ít hơn 2.5% so với năm ngoái.

Canada


Khách bộ hành ngắm nhìn cửa số của một cửa hiệu được thiết kế cho giáng sinh ở một khu thương mại tại Toronto của Canada.

Khán giả đi mua sắm tại hội chợ giáng sinh ở Toronto, Canada.


Với chủ đề "Một giáng sinh lấp lánh ánh sao", những tòa cao ốc dọc con đường nổi tiếng Orchard ở đảo quốc sư tử Singapore bừng sáng trong cuộc tranh tài để dành danh hiệu "Tòa nhà trang trí đẹp nhất".


Nuremberg - hội chợ giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới được mở cửa tại thành phố miền nam Nuremberg nước Đức. Không khí nhộn nhịp báo hiệu mùa mua sắm cuối năm đã bắt đầu.


Người dân thành phố Beirut - thủ đô nước Lebanon - thưởng thức màn thắp đèn cho cây thông rực rỡ chào đón mùa lễ hội đã về.

Minh Thư (Tổng hợp)


Ngày cập nhật 23.12.2010

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Sắc đẹp không biên giới

(GD&TĐ)-Cuộc gặp gỡ thân mật với hoa khôi của ĐH Sư phạm Hà Nội Phùng Ngọc Hà có lẽ là điều bất ngờ và thú vị nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Marie Hayakawa, hoa khôi trường ĐH Sochi - Nhật Bản.

Hoa khôi ĐHSP Phùng Ngọc Hà và hoa khôi ĐH Marie Hayakawa. ẢNh: gdtd.vn

Cuộc hội ngộ thú vị này là ý tưởng của một đoàn làm phim Nhật Bản. Họ đã chọn ĐH Sư phạm Hà Nội là điểm đến để thực hiện những thước phim sinh động về tình hữu nghị giữa sinh viên, giới trẻ hai nước Việt – Nhật.

Dịp này, hoa khôi ĐH Sochi Marie Hayakawa cũng đã đến giao lưu với các bạn sinh viên trong KTX của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô tâm sự mình đặc biệt ấn tượng với tà áo dài Việt Nam, các bạn sinh viên Việt Nam cũng rất đáng mến bởi nét đẹp giản dị, thân thiện, hòa đồng.

Cùng gấp hạc giấy. Ảnh: gdtd.vn

Phùng Ngọc Hà duyên dáng, thanh lịch trong tà áo dài truyền thống. Ảnh: gdtd.vn

Marie Hayakawa gặp gỡ, giao lưu với các bạn sinh viên của ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn

Marie Hayakawa hăng say hướng dẫn cách gấp hạc giấy cho các bạn sinh viên Việt Nam. Ảnh: gdtd.vn

Marie Hayakawa ấn tượng nhất là các bạn sinh viên Sư phạm thật giản dị, thân thiện và hòa đồng. Ảnh: gdtd.vn

ST

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

CHIM

1-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

2-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

3-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

4-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

5-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

6-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

7-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

8-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

9-

Friends18.com Orkut MySpace Hi5 Scrap Images
Friends18.com Picture Comments

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

THU SANG

THU SANG
Thêm một chiếc lá rụng, thế là thành mùa thu

Mùa thu đặc trưng bởi màu lá chuyển mùa. Chỉ cần những họa tiết đơn giản về những chiếc lá vàng rực hay đỏ thăm, không khí thu đã mênh mang tràn về.


Lá phong trên gối êm cùng với những sắc màu mùa gặt

Rừng phong chuyển sắc


Lá vàng thay hoa cắm trong bình trong suốt như nước mùa thu



Hoa cỏ mùa thu
Hoa lá mùa thu làm căn phòng của bạn thêm rực rỡ. Có thể sử dụng cả những chậu cây lớn đặc trưng sắc lá chuyển mùa.

Hoa trong khay gỗ mộc mạc

Hoa chen lá thu trong bình sứ trắng


Hoa và lá đỏ nồng nàn trên bàn ăn

Một góc làm thơ tuyệt đẹp


Nong nan sac thu.



Mùa thu vàng tĩnh lặng

Giọt mưa thu không ào ạt, nhưng chỉ cần tí tách rơi, nó cũng đủ làm bạn bâng ....jpg

Bình hoa treo

Góc tủ sắc thu vàng

Mộc mạc hoa thu đồng nội

Khung ảnh mùa thu




Và những chiếc khung không cần ảnh lồng: tiêu điểm của chúng chính là mùa thu vàng rực rỡ



Sắc thu trên lò sưởi


Thu về đến cửa nhà

Với lời chào mùa đã sang dịu dàng và lặng lẽ
Việt Báo ( Theo Afamily)
________________________________________